Vi khuẩn HP và ung thư dạ dày
Nói đến nguyên nhân gây ung thư, mọi người thường nghĩ đến các yếu tố như di truyền và lối sống. Nhưng một số tác nhân gây bệnh cũng có thể dẫn đến ung thư.
Và điều không thể ngờ là tác nhân gây ra số ca ung thư toàn cầu cao nhất lại là vi khuẩn Helicobacter pylori, thường được gọi là HP
Báo cáo từ Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ cho biết vi khuẩn HP là tác nhân gây ra số ca ung thư toàn cầu cao nhất, theo trang tin sức khỏe Health.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, vi khuẩn HP là tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa lây nhiễm cho khoảng một nửa dân số thế giới. Nhiễm HP là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng nhất đối với ung thư dạ dày - vốn là nguyên nhân gây tử vong do ung thư cao thứ hai trên toàn cầu.
HP gây ung thư như thế nào?
Đó là một loại vi khuẩn mà nhiều người mắc phải trong dạ dày. Chúng có thể gây loét dạ dày hoặc ruột non và cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày, tức viêm niêm mạc dạ dày.
Theo thời gian, tình trạng này có thể phát triển thành bệnh nghiêm trọng hơn, tiến sĩ Linda Cummings, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đại học Cleveland, cũng là Giáo sư y khoa tại Trường Y, Đại học Case Western Reserve (Mỹ), cho biết. Ở người nhiễm HP, tình trạng viêm này dẫn đến những thay đổi tiền ung thư ở niêm mạc dạ dày, cuối cùng có thể tiến triển thành ung thư, tiến sĩ Cummings chia sẻ, theo Health.
HP có thể làm tăng nguy cơ mắc hai loại ung thư: U lympho MALT là một dạng ung thư hạch bạch huyết liên quan đến mô bạch huyết liên kết với niêm mạc. Đây là dạng u lympho không Hodgkin ảnh hưởng đến dạ dày. Và một loại ung thư dạ dày gọi là ung thư biểu mô tuyến, có nguồn gốc từ niêm mạc dạ dày. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, 90 - 95% tất cả các loại ung thư dạ dày là ung thư biểu mô tuyến.
Tiến sĩ Cummings lưu ý rằng HP là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với ung thư dạ dày. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, những người bị nhiễm HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày và u lympho MALT cao gấp 2 đến 6 lần so với những người không nhiễm HP.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là đối với hầu hết mọi người, nhiễm HP không nhất thiết dẫn đến ung thư. Trong số tất cả những người bị nhiễm HP, chỉ khoảng 1 - 3% sẽ phát triển thành ung thư, tiến sĩ Cummings cho biết.
Tại sao nhiễm HP?
Vi khuẩn HP là một dạng xoắn khuẩn gram âm, thường tìm thấy trong niêm mạc dạ dày ở người. Vi khuẩn có nhiều chủng, độc lực mạnh có thể gây ra các vết loét dạ dày, viêm nhiễm niêm mạc dạ dày. Tại TP HCM, 90% người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP.
Vi khuẩn dễ dàng lây nhiễm, những thói quen trong sinh hoạt như ăn chung, uống chung. Trong đó, đối tượng bị đe dọa và dễ lây nhiễm là trẻ nhỏ. Do đó, nếu trong gia đình, bố, mẹ hoặc ông bà có người bị nhiễm vi khuẩn cần hết sức chú ý.
i khuẩn HP có thể lây truyền từ người sang người qua nhiều hình thức khác nhau, đường lây nhiễm chính là ăn uống và qua phân.
Nếu vi khuẩn HP có trong phân của người bệnh, có thể lây nhiễm nếu không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, HP còn có thể lây nhiễm qua vật thể trung gian là các loại côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn.
Nếu người có vi khuẩn HP trong dạ dày, khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày. Mọi con đường tiếp xúc qua miệng, nước bọt khi này đều có thể truyền nhiễm HP.
Đường lây nhiễm dạ dày - dạ dày xảy ra trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Nếu đầu dò nội soi không được sát trùng sạch sẽ, vi khuẩn sẽ từ dạ dày của bệnh nhân nhiễm HP sang dạ dày của người không nhiễm.
Vi khuẩn HP được tìm thấy trong nước bọt, cao răng và khoang miệng của người bệnh, do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp hoặc mẹ nhai mớm cơm cho con. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm vi khuẩn có thể lây cho nhau khi tiếp xúc, khi đi nhà trẻ.
Với tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình, từ bố mẹ sang con ngày càng tăng cao, cùng với tỷ lệ tái nhiễm lớn, vi khuẩn HP trở thành mối đe dọa lớn tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
Trẻ nhiễm vi khuẩn HP thường có biểu hiện chán ăn, ợ chua, ợ hơi buồn nôn, chậm lớn. Lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng như khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa...
Hơn nữa, việc điều trị HP ở trẻ nhỏ thường khó khăn hơn so với người lớn bởi trẻ khó tuân thủ điều trị theo phác đồ, có thể do tác dụng phụ của thuốc, thuốc khó uống, không đúng liều. Thông thường, nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là do vi khuẩn HP kháng thuốc.
Vì vậy, bậc cha mẹ nếu có bệnh lý dạ dày do nhiễm HP thì cần có ý thức điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang con. Với trẻ đã nhiễm HP cần thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thành phần Pylopass diệt trừ vi khuẩn HP - hướng đích mới điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Trước những tính chất phức tạp trong quá trình điều trị và kiểm soát vi khuẩn HP, các nhà khoa học luôn theo dõi và không ngừng nghiên cứu tìm ra thành phần mới thay thế các loại kháng sinh cũ. Một trong những nghiên cứu nổi bật của GS.TS người Đức Christine Lang là việc tìm ra thành phần Pylopass - lợi khuẩn duy nhất có khả năng phòng ngừa lây nhiễm và kiểm soát vi khuẩn HP.
Người dương tính với vi khuẩn HP thường sử dụng kháng sinh thông thường khiến nguy cơ kháng kháng sinh và tái phát cao. (Ảnh minh họa)
Cho đến nay, thành phần Pylopass diệt trừ vi khuẩn HP được xem là bước đột phá của công nghệ sinh học hiện đại, được tin tưởng và sử dụng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Pylopass được sản xuất trên công nghệ phun sấy khô đặc biệt và là chủng duy nhất có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, giúp kết tụ thành một khối và đào thải vi khuẩn qua đường tiêu hóa một cách tự nhiên mà không gây tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, những ưu điểm vượt trội của Pylopass còn chứng minh cho khả năng ưu việt trong việc ức chế và làm mất hoạt tính của HP như tính ổn định trong môi trường acid của dạ dày nhờ những lợi khuẩn đã bất hoạt và không ảnh hưởng đến khả năng liên kết đặc hiệu của Pylopass đến HP để thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngoài ra nhờ đặc hiệu là khả năng nhận biết và thải trừ vi khuẩn HP một cách tự nhiên mà Pylopass không gây bất kỳ tác dụng phụ và an toàn cho người sử dụng.
Sử dụng thành phần Pylopass diệt trừ vi khuẩn HP như thế nào để không tái phát?
Do không phải là kháng sinh nên khi sử dụng Pylopass không gây cho người bệnh nguy cơ kháng kháng sinh hay những tác dụng phụ trong quá trình điều trị và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như mang lại giải pháp an toàn, lâu dài người bệnh nên sử dụng Pylopass phù hợp với tình trạng bệnh kết hợp việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc kiên trì và theo đủ liệu trình điều trị sẽ hỗ trợ ức chế và loại bỏ vi khuẩn HP mà không lo tình trạng bệnh tái phát lại.
Nguồn:
https://www.elementa-ingredients.com/en/news/pylopass-new-clinical-study-proven-efficacy-in-children
https://vnexpress.net/phuong-phap-moi-ho-tro-loai-tru-vi-khuan-hp-3908893.html
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/thanh-phan-pylopass-diet-tru-vi-khuan-hp-huong-dich-moi-dieu-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-c683a1151193.html
https://thanhnien.vn/thuc-hu-viec-vi-khuan-hp-gay-ung-thu-da-day-185241016110106354.htm?utm_source=dable
https://www.novozymesonehealth.com/solutions/pylopass